Trong thời đại 4.0 ngày nay, các thiết bị công nghệ kỹ thuật xâm chiếm vào cuộc sống của chúng ta nhiều hơn, chúng dần trở nên thông minh và có thể tự hoạt động mà không cần đến tác động của con người nữa. Từ đó, những ngôi nhà truyền thống dần được gọi bằng cái tên công nghệ hơn là nhà thông minh theo bước phát triển đó đã trở thành xu hướng đã và đang phổ biến được nhiều người lựa chọn hơn để trải nghiệm. Vậy nhà thông minh là gì và chi phí xây dựng như thế nào? Hãy cùng LESA tìm hiểu. 

 

Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh (Smart Home) là nhà được lắp các thiết bị điện thông minh, thiết bị thông minh được tự động hóa hoặc bán tự động, chúng có thể tự hoạt động theo kịch bản có sẵn mà không nhờ đến thao tác của con người như những thiết bị truyền thống. Thay vào đó các thiết bị thông minh này được điều khiển bằng giọng nói, bluetooth, wifi,… thông qua các thiết đặt ứng dụng trên điện thoại, máy tính bảng hoặc laptop. 

 

Trong nhà thông minh, những công việc của bạn sẽ bớt đi nhiều nhờ những thiết bị này dù vậy chúng không hề mong muốn làm bạn lười đi đâu, mặc khác giúp bạn tiết kiệm thời gian công sức, tiết kiệm năng lượng giảm chi phí chi trả các hóa đơn điện, làm cho cuộc sống bạn trở nên thoải mái hơn trong chính căn nhà của mình. 

 

 

Nguồn gốc nhà thông minh 

Năm 1974 với sự phát hành X10, đây là một giao thức truyền thông cho Home Automation nhà thông minh, lúc đó chỉ là một giấc mơ viển vông trong series hoạt hình “Gia đình nhà Jetsons” đã xuất hiện trong đời thật. X10 gửi tín hiệu 120 kHz của thông tin số lên hệ thống dây điện hiện tại trong nhà đến các đầu ra hoặc công tắc có thể lập trình được. Các tín hiệu lần lượt truyền tải lệnh đến các thiết bị tương ứng, kiểm soát cách thức và thời gian hoạt động của thiết bị. 

X10 ban đầu là công nghệ một chiều, do đó các thiết bị thông minh có thể thực hiện lệnh nhưng lại không thể gửi dữ liệu quay lại trung tâm. Từ đó, các thiết bị X10 hai chiều ra đời với chi phí cao vượt trội. 

Đến năm 2005, một công ty tự động hóa nhà tên INSTEON đã giới thiệu về công nghệ kết nối dây điện với tín hiệu không dây. Đồng thời các giao thức khác, cả Zigbee và Z-Wave được đưa ra để chống lại các vấn đề có thể xảy ra với X10, cho dù X10 vẫn là giao thức truyền thống được cài đặt rộng rãi. 

Năm 2010, Nest Labs thành lập và phát hành sản phẩm thông minh “Nest Learning Thermostat” vào năm 2011. Công ty cũng tạo ra máy dò khói thông minh, camera thông minh,… Năm 2015 Nest Labs được Google mua lại và trở thành công ty con của Alphabet Inc. 

Năm 2012, SmartThings Inc. phát động chiến dịch Kickstarter, huy động ngân sách 1.2 triệu đô la để hỗ trợ hệ thống nhà thông minh. Tháng 8 năm 2013 công ty ra mắt thị trường và được Samsung mua lại vào năm 2014. 

Đến thời điểm hiện nay, các công ty Amazon, Apple và Google đã đưa sản phẩm Smarthome và nền tảng nhà thông minh của họ, bao gồm Amazon Echo, Apple HomeKit và Google Home.

 

 

Ưu & nhược điểm của nhà thông minh mang lại 

  • Ưu điểm 

Đầu tiên là sự tự động hóa của nhà thông minh mang đến sự tiện nghi nhất trong cuộc sống của bạn. Giúp bạn có thể quan sát và quản lý từ xa, giải quyết những tình trạng quên tắt đèn, đóng rèm, tivi, điều hòa,… và đặc biệt là hệ thống chống trộm 24/24. Thậm chí bạn có thể sử dụng giọng nói của mình để điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà. 

Tiết kiệm điện năng: Với tính năng tự động hóa nhà thông minh sẽ tự động bật/ tắt đèn, tivi, điều hòa,… bên cạnh đó, khi sử dụng điều hòa có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện môi trường bên ngoài giúp bạn tiết kiệm điện đáng kể. 

An ninh 24/24: hệ thống an ninh (camera thông minh, chuông báo động, cảm biến thông minh,…) luôn hoạt động 24/24, đóng vai trò như một “người bảo vệ công nghệ”. Với hệ thống này bạn hoàn toàn an tâm khi đi du lịch dài ngày hoặc đi công tác vì bạn có thể theo dõi nhà của mình mọi lúc, mọi nơi trên điện thoại thông minh. 

Sang trọng và thể hiện đẳng cấp công nghệ: hầu hết các thiết bị thông minh có thiết kế theo phong cách hiện đại, bạn sẽ luôn nhận được lời khen khi khách đến nhà, họ “trầm trồ” vì độ chịu chơi công nghệ của bạn cùng trải nghiệm được những giây phút tuyệt vời trong ngôi nhà thông minh siêu hiện đại như vậy. 

 

 

  • Nhược điểm 

Hạn chế của nhà thông minh chính là sự phức tạp trong cảm nhận, một số người dùng (nhất là người tiêu dùng ở vùng quê) gặp khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại. 

 

Tính đến nay, chi phí xây dựng Smarthome còn khá cao. Vì vậy, không thể chiếm được thị trường người dùng có thu nhập bình dân. Đây cũng là nguyên nhân khiến mô hình nhà thông minh chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam.

Chi phí nhà thông minh cơ bản như thế nào? 

Các nhà đầu tư cũng hiểu rõ tâm lí khách hàng lo ngại về chi phí, nên trong tầm khoảng 30 triệu cho một căn nhà thông minh cơ bản cũng không quá đắt đỏ đối với một căn nhà nhỏ hay căn hộ chung cư, diện tích càng “khiêm tốn” chi phí càng thấp. Vì chúng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn nên hãy xem xét lên kế hoạch cho căn nhà nếu lo ngại bạn có thể sử dụng một số thiết bị như: khóa vân tay, robot hút bụi, công tắc thông minh, đèn thông minh,… Sau đó, bạn có thể từ từ đầu tư và nâng cấp thành nhà thông minh đúng nghĩa tiện ích và lối sống hiện đại. 

 

Đừng lo, nếu bạn có mong muốn tìm hiểu hãy truy cập  Website: lesa.vn  hoặc thông tin liên hệ dưới đây đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và giải đáp về nhà thông minh giúp bạn có những trải nghiệm về ngôi nhà hiện đại này.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN LESA  

Trụ sở chính: 25/8 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM

Hotline: 085 92 99 299

Website: https://lesa.vn/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/lesacompany/ 

 

 

 


Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *