Những Lưu Ý Khi Quyết Định Thi Công Lắp Đặt Nhà Thông Minh

No comments yet

Khi đã tìm hiểu về giải pháp nhà thông minh, cuộc sống công nghệ 4.0 hiện đại và bạn đã đưa ra sự lựa chọn tốt nhất để nâng cấp ngôi nhà sao cho phù hợp. Vậy, tiếp theo bạn cần phải chuẩn bị những gì để biến hóa thành nhà thông minh như bạn mong muốn. Bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cụ thể những “điều cần lưu ý khi quyết định thi công lắp đặt nhà thông minh mời bạn tham khảo nhé! 

Lên kế hoạch cho Nhà Thông Minh

Điều đầu tiên là tiền đâu? để câu hỏi này không xuất hiện một cách vô lý thì bạn phải chuẩn bị ngay từ những bước đầu tiên để xác định được chi phí cũng như những thiết bị nào cần thiết và không cần thiết, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được các tổn thất trong quá trình thi công, lắp đặt. 

Lắp hệ thống WiFi 

Nhà thông minh là một ngôi nhà công nghệ lớn nên dùng rất nhiều thiết bị điện, điện tử thông minh “giao tiếp” với nhau và hoạt động nhờ kết nối đường truyền internet do đó cần phải lắp đặt một hệ thống WiFi kết nối mạnh, hỗ trợ kết nối nhanh, ổn định xuyên suốt 365 ngày và phủ sóng toàn bộ không gian cho ngôi nhà. Từ đó, đảm bảo được các thiết bị thông minh nhận lệnh điều khiển nhanh chóng từ smartphone đáp ứng nhà thông minh được hoạt động trơn tru.

Nhà Thông Minh

Mở rộng sóng Zigbee

Mạng Zigbee được xem là một hệ thống có thể thay thế cho WiFi và Bluetooth trên một số ứng dụng bao gồm các thiết bị sử dụng năng lượng thấp mà không cần nhiều băng thông như các hệ thống cảm biến trong nhà thông minh. Đối với một diện tích lớn cần tăng cường hệ thống mạng lưới Zigbee thì nên cân nhắc mở rộng sóng và đặt trên trần thạch cao vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tăng phạm vi kết nối. 

Lắp đặt công tắc thông minh 

Hệ thống điều khiển ánh sáng bao gồm công tắc điều khiển và hệ thống các cảm biến thông minh.Trong đó, cần chú ý lắp đặt công tắc, nên chọn những loại đế âm đơn vì có kích thước phù hợp dễ dàng cho việc bố trí và lắp đặt. Cần tránh lắp đặt các đế âm đôi hoặc đế âm có thiết kế dạng module gần sát nhau, đối với những dạng đế này sẽ khó khăn trong việc lắp đặt công tắc thông minh vì kích thước thực của mặt công tắc thông minh thường to hơn nên khi lắp sát dạng đế này gặp không ít trở ngại. Khi chôn đế âm nên lắp sâu so với bề mặt tường gạch để sau này thuận lợi cho việc kéo luồn dây và không làm ảnh hưởng đến không gian. 

Lắp hệ thống rèm cửa thông minh 

Khác với hệ thống rèm thông thường, hệ thống rèm thông minh khác biệt ở bộ phận động cơ kéo rèm và ray rèm. Đối với rèm thông minh cần chú ý về kích thước của hố rèm sao cho phù hợp với kiểu dáng và số nếp gấp của rèm bạn đã lựa chọn. Cần có nguồn điện 220V được chờ sẵn ở các góc của trần nhà để cung cấp điện cho động cơ rèm hoạt động, hoặc nên thiết kế sẵn một ổ cắm đặt ở bên trái hoặc bên phải của hốc rèm. 

Trên là những lưu ý khi bạn quyết định thi công lắp đặt nhà thông minh, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những giải đáp bổ ích để chuẩn bị kỹ hơn cho ngôi nhà công nghệ mang lại cuộc sống hiện đại và trải nghiệm tuyệt vời cho bạn và gia đình.

 


Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *