Quy Trình Thiết Kế Và Lắp Đặt Hoàn Thiện Nhà Thông Minh

Nhà thông minh mang đến những lợi ích tuyệt vời cho bạn và gia đình bạn. Giờ đây, bạn có thể thuận tiện kiểm soát ngôi nhà mọi lúc mọi nơi, bảo vệ gia đình 24/7 trên chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop,… Vì vậy, ngày nay trong thời đại 4.0, nhu cầu thiết kế, thi công lắp đặt nhà thông minh ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, quy trình thiết kế & lắp đặt cho nhà công nghệ không hề dễ, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và tham khảo từ các chuyên gia trong lĩnh vực này để đưa ra giải pháp tốt nhất.  

Nhà Thông Minh

1. Vì sao bạn nên lắp đặt nhà thông minh?

Lắp đặt nhà thông minh giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, tiện ích, thuận lợi hơn. Với nhà thông minh, bạn có thể ngồi bất cứ đâu để điều khiển các thiết bị điện thông minh trong nhà mà không cần phải di chuyển đến vị trí của công tắc hay ổ cắm như trước đây. Thậm chí, hẹn giờ để chúng tự động theo ngữ cảnh như khoảng 6 giờ chiều hệ thống đèn sẽ sáng lên hoặc đến 6 giờ sáng rèm cửa tự động kéo lên đánh thức bạn,… 

Nâng cao giá trị ngôi nhà bạn khi sử dụng đa phần là thiết bị công nghệ thông minh, điều khiển từ xa bằng thiết bị di động, giọng nói hay hẹn giờ đủ làm bạn trở nên sang trọng hơn trong chính căn nhà của mình. 

Hệ thống nhà thông minh giúp bạn tiết kiệm điện năng bởi các thiết bị điện ngày nay được nghiên cứu tiêu thụ ít năng lượng và tuổi thọ cao hơn so với thiết bị cũ. 

Hệ thống an ninh hỗ trợ bạn trong việc bảo vệ ngôi nhà giúp phát hiện kẻ đột nhập, cháy nổ,… chỉ cần có kết nối Internet ngôi nhà sẽ nằm trọn trong smartphone, laptop hoặc iPad lúc này dễ dàng kiểm soát. Nên bạn hoàn toàn an tâm làm việc, đi công tác hoặc đi du lịch vài ngày. 

2. Các quy trình thiết kế & lắp đặt nhà thông minh 

Trước khi bắt đầu vào quy trình thiết kế & lắp đặt nhà thông minh, bạn cần xác định rõ từng giai đoạn của căn nhà, tùy vào từng giai đoạn mà quy trình thực hiện khác nhau. Có 3 giai đoạn chủ yếu là thiết kế, thi công và hoàn thiện sử dụng. 

2.1. Giai đoạn nhà đang thiết kế và thi công 

Bước đầu tiên, bạn cần nghiên cứu về công nghệ Smarthome cũng như các giải pháp phù hợp. Hiện nay, có 2 công nghệ nhà thông minh phổ biến, đó là: 

  • Hệ thống nhà thông minh đi dây: là những thiết bị điện, cảm biến, hệ thống điều khiển,… được kết nối với nhau bằng dây mạng hay gọi là dây LAN nối trực tiếp từ các thiết bị dẫn về trung tâm điều khiển. 
  • Hệ thống nhà thông minh không dây: được lắp đặt bởi các thiết bị thông minh kết nối với nhau bằng internet cấu thành một hệ thống nhà thông minh không dây. Tùy vào kiến trúc, quy mô công trình mà có các giải pháp lắp đặt khác nhau để mang đến những thiết bị phù hợp với kiến trúc và công trình đó. 

Xem thêm:

Đối với các ngôi nhà lớn như biệt thự, Penthouse thì nên chọn công nghệ có dây. Còn ở nhà mặt phố hoặc căn hộ nên chọn giải pháp không dây phù hợp hơn. 

Bước 2, lựa chọn giải pháp nhà thông minh phù hợp với nhu cầu và không gian nhà để thiết kế. Bạn có thể tham khảo các giải pháp sau đây: 

  • Điều khiển cửa cuốn, cổng. 
  • Chiếu sáng thông minh 
  • Hệ thống an ninh 
  • Điều khiển điều hòa, tivi, loa,…
  • Cảm biến thông minh 
  • Camera thông minh
  • Chuông cửa tích hợp màn hình
  • … 

Bước 3, bắt tay vào thiết kế bản vẽ và bố trí thiết bị giúp bạn hình dung các vị trí lắp đặt để thi công dễ dàng hơn, thông qua đó bạn có thể điều chỉnh vị trí và khối lượng thiết bị cho phù hợp ngay từ bước này. Mặt khác, giúp bạn ước lượng chi phí đầu tư cho Smarthome. 

Bước 4, tìm kiếm đơn vị cung ứng và thi công lắp đặt nhà thông minh uy tín, chuyên nghiệp. 

2.2. Giai đoạn nhà đang thi công và đi điện 

Ở giai đoạn này, bạn không thể lựa chọn công nghệ Smarthome nào khác mà chỉ có thể đi theo công nghệ không dây. Vì phần lớn những ngôi nhà ở giai đoạn này đã được kéo dây và đế âm phổ thông. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể tự do lựa chọn giải pháp nên hãy tham khảo những giải pháp như hệ thống an ninh chống trộm, điều khiển chiếu sáng thông minh, cảm biến chuyển động,… 

Các bước còn lại sẽ tương tự như bước 3 và bước 4 ở giai đoạn nhà đang thiết kế và thi công. 

2.3. Giai đoạn hoàn thiện và sử dụng

Nếu nhà bạn đang ở giai đoạn này, việc lắp đặt nhà thông minh sẽ gặp khó khăn, bởi vì hệ thống điện trong nhà lúc này không phù hợp với các giải pháp nữa hoặc có cũng hạn chế chỉ được một số vị trí, giải pháp không được toàn diện khiến bạn trải nghiệm nhà thông minh sẽ bị hạn chế rất nhiều. 

3. Kết luận 

Nếu bạn đang xây dựng hoặc có dự định thi công lắp đặt nhà thông minh để trải nghiệm nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn thì hãy tham khảo những thông tin trong bài viết LESA đã chia sẻ trên. Hoặc hãy cố gắng tìm hiểu một giải pháp nhà thông minh phù hợp trước. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kinh nghiệm cho bạn và chúc bạn thành công nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN LESA  

Trụ sở chính: 25/8 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM

Hotline: 085 92 99 299

Website: https://lesa.vn/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/lesacompany/